Tạo Đối Tượng
  • HƯỚNG DẪN
  • KỸ NĂNG KHAI THÁC
  • BẢNG GIÁ
  • THANH TOÁN
    • TÀI KHOẢN DOANH NGHIỆP
  • BLOG
  • SẢN PHẨM KHÁC
  • LIÊN HỆ
No Result
View All Result
  • HƯỚNG DẪN
  • KỸ NĂNG KHAI THÁC
  • BẢNG GIÁ
  • THANH TOÁN
    • TÀI KHOẢN DOANH NGHIỆP
  • BLOG
  • SẢN PHẨM KHÁC
  • LIÊN HỆ
No Result
View All Result
Tạo Đối Tượng
No Result
View All Result

Trả lời 10 câu hỏi này giúp bạn xác định đúng thị trường mục tiêu khi bán hàng.

ATPMedia by ATPMedia
12/02/2019
in Facebook Ads
0
Trả lời 10 câu hỏi này giúp bạn xác định đúng thị trường mục tiêu khi bán hàng.

kinh nghiem thiet ke ho so nang luc profile 1 - 10 câu hỏi giúp bạn xác định đúng thị trường mục tiêu trong bán hàng

Xác định khách hàng mục tiêu và tìm kiếm insight là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của marketer.

Không một doanh nghiệp nào có khả năng để bao phủ toàn bộ thị trường và làm hài lòng tất cả mọi khách hàng. Vì vậy, chiến lược xây dựng thương hiệu thông minh và khôn khéo nhất chính là định vị thương hiệu tập trung vào một nhóm khách hàng mục tiêu đem lại lợi nhuận cao nhất. Chiến lược này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí marketing – truyền thông, mà còn giúp bạn tập trung vào lợi thế lớn nhất của doanh nghiệp để phát triển lâu dài trong ngành hàng. Vậy bạn cần trả lời 10 câu hỏi:

1. Ai sẽ trả tiền cho sản phẩm, dịch vụ của tôi?: Đầu tiên, hãy cố hiểu những vấn đề mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể giải quyết được. Nói cách khác, sản phẩm, dịch vụ của bạn dành cho những người có nhu cầu như thế nào? Sau đó, sử dụng những thông tin này để quyết định ai sẽ là người sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm của bạn.

Khách hàng tiềm năng của bạn không những đang cần một điều gì đó mà họ còn cần phải nhận thức được cái họ đang cần là gì”. Ông khuyên dùng công cụ từ khóa của Google để thấy được số lượng người tìm kiếm những từ liên quan đến ý tưởng kinh doanh của bạn.

2. Ai từng mua sản phẩm của tôi rồi?:Để cân đối cả thị trường mục tiêu và chính sách giá, bạn phải biết và nghiên cứu những người từng mua sản phẩm, dịch vụ của mình. Bạn sẽ có được cái nhìn quý báu và rõ ràng hơn khi phát hành sản phẩm trong giai đoạn thử nghiệm. Thông qua đó, nhìn thấy được khách hàng tiềm năng có sẵn sàng chi hầu bao cho sản phẩm, dịch vụ này hay không.

3. Liệu tôi có đánh giá quá cao hướng tiếp cận của mình?: Thật quá dễ dàng nếu giả định rằng hầu hết mọi người sẽ cần sản phẩm, dịch vụ của bạn. Nhưng thay vì giả định như thế, hãy tiếp cận những lớp khách hàng tiềm năng để có được bức tranh toàn cảnh và thực tế về các nhóm công chúng và giới hạn được khả năng của thị trường. Bạn có thể làm phiếu thăm dò, phỏng vấn người đi đường hay khách hàng trong các cửa hiệu hoặc tổ chức thảo luận theo các nhóm nhỏ được chọn ra từ khách hàng tiềm năng.

4. Các khách hàng ở mạng lưới của tôi đang nghĩ gì?: Rất khó để có thể hiểu thị trường mục tiêu bằng cách tìm kiếm phản hồi của khách hàng thông qua phiếu thăm dò hay các phương tiện truyền thống khác. Nhưng cũng là những cách này, bạn thay đổi cách thức thể hiện một chút, như có thể gắn nó vào mạng xã hội để dễ dàng nhận phản hồi hơn. Khách hàng rộng lớn của bạn sẽ sẵn sàng bỏ thời gian ra để trao đổi quan điểm và đưa ra cho bạn lời khuyên.

5. Tôi có nên đưa ra các giả định dựa trên kiến thức và kinh nghiệm cá nhân của mình không?: Kiến thức và kinh nghiệm cá nhân của bạn sẽ khiến bạn tin rằng bạn hiểu được thị trường mục tiêu, thậm chí trước khi bạn làm bất kì một cuộc điều tra nào. Ví dụ nếu bạn là người yêu thích thể thao và muốn bắt đầu công việc kinh doanh liên quan đến chăm sóc sức khỏe, bạn sẽ thường hay nghĩ bạn hiểu khách hàng của mình. “Đừng nghĩ rằng bạn có thể nghĩ giống với những điều mà khách hàng mục tiêu đang nghĩ”. “Bạn phải hỏi họ và nói chuyện với họ để có thể thực sự hiểu họ đang muốn và nghĩ gì”.

6. Mô hình doanh thu của tôi sẽ như thế nào?: Vạch ra cách thức gặt hái doanh thu như thế nào sẽ góp phần giúp bạn xác định đúng đắn hơn thị trường mục tiêu. So với các dự án mang tính xã hội (không có kế hoạch doanh thu cụ thể) thì các dự án bán hàng trực tuyến (có thể tính toán doanh thu) sẽ xác định được thị trường mục tiêu một cách đơn giản hơn.

7. Tôi sẽ bán sản phẩm, dịch vụ như thế nào?: Chiến dịch bán lẻ sẽ giúp bạn quyết định được thị trường mục tiêu. Bạn sẽ có một cửa hàng, một website hay cả hai? Bạn sẽ thực hiện tiếp thị sản phẩm ở trong nước hay ở ngoài nước nữa? Lấy ví dụ, những doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến sẽ có những khách hàng trẻ hơn những cửa hàng kinh doanh thông thường. Một doanh nghiệp kinh doanh ở cửa tiệm bình thường sẽ thu hẹp thị trường mục tiêu dừng lại mức ở những người hàng xóm hoặc người ở lân cận.

8. Những đối thủ của tôi đã bắt đầu như thế nào?: Đánh giá được chiến lược marketing của đối thủ sẽ giúp bạn xác định được khách hàng mục tiêu của riêng bạn. Nhưng đương nhiên, đừng áp dụng y hệt cách tiếp cận marketing của các đối thủ lớn khi bạn xác định khách hàng mục tiêu.  “Bạn phải biết phân biệt những gì bạn đang làm với những thứ đối thủ đã làm”

9.Tôi sẽ tìm khách hàng như thế nào?: Khi bạn bắt đầu tìm khách hàng mục tiêu, cố gắng quyết định liệu bạn có thể tiếp thị đến họ một cách hiệu quả không. Bạn sẽ cần tiến hành những cuộc nghiên cứu thị trường và nghiên cứu các lĩnh vực về nhân khẩu học, địa lý và sức mua của khách hàng mục tiêu. Nếu bạn đang bán hàng ở một cửa tiệm thì bạn cần biết số lượng người trong thị trường mục tiêu của bạn sống gần đó là bao nhiêu. Nếu bạn kinh doanh trên website, bạn cần biết về hành vi của khách hàng trực tuyến trong tương lai. Hiểu được làm cách nào để xác định được khách hàng của mình càng sớm thì nó sẽ giúp bạn thiết lập được kế hoạch khi bạn bắt đầu xây dựng chiến lược marketing.

Xêm tham khảo:

Bí mật tìm kiếm khách hàng trên mạng trong ngành mỹ phẩm

Bí mật tìm kiếm mọi đối tượng khách hàng tiềm năng trên Facebook

10. Có thể mở rộng thị trường mục tiêu của tôi không?: Xác định thị trường mục tiêu hay mở rộng nó cần được phải làm theo thời gian. Ví dụ, vạch ra được liệu bạn đang nhắm tới người tiêu dùng trong nước hay nước ngoài có thể là sự khởi đầu tốt.

Tags: các bước xác định khách hàng mục tiêuđặc điểm khách hàng mục tiêukhách hàng mục tiêu trong marketinglàm sao để xác định khách hàng mục tiêulựa chọn khách hàng mục tiêumô tả khách hàng mục tiêutại sao phải xác định khác hàng mục tiêutìm kiếm khách hàng mục tiêu
Previous Post

Những điểm cần lưu ý để tăng năng suất bán hàng

Next Post

Làm sao để viết Content quảng cáo tăng tương tác, giảm giá thầu, kích thích ra đơn và hiệu quả?

Next Post
Làm sao để viết Content quảng cáo tăng tương tác, giảm giá thầu, kích thích ra đơn và hiệu quả?

Làm sao để viết Content quảng cáo tăng tương tác, giảm giá thầu, kích thích ra đơn và hiệu quả?

Theo dõi
Thông báo của
guest
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Chuyên Mục

  • Bất động sản
  • Blog
  • Cách quản lí tài chính
  • Công cụ Digital Marketing
  • Facebook Ads
  • Kiến thức doanh nghiệp
  • Kiến thức kinh doanh
  • Kiến Thức Marketing
  • Kiến thức pháp luật
  • Kiến thức xã hội
  • Kinh Doanh
  • Kỹ năng làm việc
  • Kỹ năng sống
  • Kỹ năng văn phòng
  • Kỹ năng viết CV
  • Sách hay
  • Sách hay về tài chính
  • Tài chính
  • Uncategorized
  • Ý tưởng kinh doanh
  • Zalo marketing

Simple Ads sẽ giúp bạn target đúng chính xác 100% đối tượng mà bạn muốn, quét đúng tệp đối tượng quan tâm đến sản phẩm, cải thiện doanh số bán hàng của bạn ngay lập tức.

Chuyên mục

  • Ý tưởng kinh doanh
  • Kỹ năng sống
  • Kỹ năng làm việc
  • Facebook Ads
  • Kiến Thức Marketing
  • Kiến thức kinh doanh
  • Công cụ Digital Marketing

Phần mềm - Công cụ

  • Tìm việc làm
  • Phần mềm erp
  • Khóa học miễn phí
  • Tạo cv online miễn phí
  • Phát live stream miễn phí
  • Quản lý fanpage miễn phí
  • Thiết kế website theo mẫu

Liên kết

  • Cẩm nang việc làm
  • Top chủ đề
  • Chợ cư dân
  • Kinh doanh gì
  • Thiết kế website trọn gói
  • Học kinh doanh miễn phí
  • Đánh giá dự án bất động sản

© 2019 | Thiết Kế bởi ATP WEB | Tạo Đối Tượng

No Result
View All Result

© 2019 | Thiết Kế bởi ATP WEB | Tạo Đối Tượng

wpDiscuz